Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng - Mỏ Địa Chất
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng - Mỏ Địa Chất

Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng -Đại Học Mỏ Địa Chất
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
joneytran
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
chungdaika
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
LongBien
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
toan_pro
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
david
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
congmanh333
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
titmit
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
xuyensaker
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
dovanthuan.xdct
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
kstrieucong
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_lcapMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Voting_barMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vote_rcap 
Latest topics
» Bài tập cơ kết cấu 2 (Đào văn tình)
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby kstrieucong Thu Mar 15, 2012 3:25 am

» Ai ĐÊ 5 CƠ KẾT CẤU THÌ QUA ĐÂY
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby kstrieucong Thu Mar 15, 2012 3:20 am

» đỀ 4 CỦA PHẠM VĂN GIÁP
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby haitkhd Tue Mar 13, 2012 11:33 pm

» Top 10 game online được dân cày mong mỏi nhất 2011
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Wed Jul 20, 2011 7:18 pm

» 10 tổ hợp phím tắt "bí truyền" trong Windows
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Wed Jul 20, 2011 7:13 pm

» Lời khuyên của con rể
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Wed Jul 20, 2011 3:34 pm

» Giáo trình học photoshop
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Mon Jul 18, 2011 4:54 pm

» Áo Đồng Phục - Áo Phông - Sơ Mi - Áo Lớp - Tập Thể
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby ao.dongphuc Wed Jul 06, 2011 1:03 pm

» Chuyên cung cấp các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby lienkettre Thu Jun 30, 2011 11:25 am

» Thông báo tin buồn
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Wed Jun 29, 2011 4:42 pm

» Giới thiệu Công ty Sông Đà
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby toan_pro Mon Jun 20, 2011 4:26 pm

» in ảnh lên pha lê, quà tặng pha lê,quà tặng thủy tinh-0902156326
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby whitecrystal Tue Jun 14, 2011 11:53 am

» Thực tập sinh viên
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Sat Jun 04, 2011 10:05 pm

» Ảnh tai nạn kinh hoàng tại đường hầm Mỹ
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Sat Jun 04, 2011 10:03 pm

» SAP200 V9.03 link download+tai liệu học Bk TP.HCM
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby LongBien Fri Jun 03, 2011 1:30 pm

» Lớp bóc tách khối lượng và lập dự toán công trình
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby LongBien Fri Jun 03, 2011 1:22 pm

» Bộ cài âcd 2007
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 11:53 pm

» Chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo chính quy Trường ĐH Mỏ - Địa chất
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 5:46 am

» Hướng dẫn tỷ lệ bình xét danh hiệu thi đua
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 5:37 am

» Hội chợ việc làm SV-2011
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 5:30 am


Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mớiXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu May 19, 2011 4:57 am
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Bgavatar_01Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Bgavatar_02_newsMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Bgavatar_03
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Bgavatar_04_newjoneytranMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Bgavatar_06_newsMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Bgavatar_06
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Bgavatar_07Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Bgavatar_08_newsMột số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Bgavatar_09
[Thành viên] - joneytran★Admin★
★Admin★
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Vide

Bài gửiTiêu đề: Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới
https://svkhoaxaydung.forumvi.net

Tiêu đề: Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới



Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới B15-1



Việc
ứng dụng các kết quả nghiên cứu Cơ học vào trong các lĩnh vực công nghệ
mang lại những hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn. Sau đây xin trình bày
một tập hợp tổng quan có chọn lọc một số nghiên cứu trong Cơ học hiện
đại đã được thực hiện tại
[You must be registered and logged in to see this link.]
các ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực Công nghệ khác nhau. Mong
rằng các thông tin này sẽ góp một phần trong việc xác định vị trí và
định hướng phát triểc cho các nghiên cứu Cơ học ở nước ta.




Lý thuyết thấm và các ứng dụng:



Các
loại đất đá có lỗ và thấm qua được như đá vôi, cát … chứa đựng trong các
lỗ rỗng của chúng nước, dầu mỏ, khí đốt. Trong môi trường như vậy, các
không gian trống có thể chia ra làm hai phần: Bản thân lỗ rỗng và các
kênh thẩm thấu nhỏ nối chúng với nhau. Trong một đơn vị đất đá thì thể
tích các lỗ rỗng lớn hơn thể tích các kênh nối khoảng một bậc. Nếu ở các
điểm khác nhau của môi trường xuất hiện sự chênh lệch (Gradient) áp
suất thì chất lỏng sẽ chảy theo các kênh thẩm thấu. Các cố gắng mô phỏng
quá trình thấm bằng các phương trình chuyển động cho từng kênh dẫn đến
một số lượng khổng lồ các phương trình và không thể giải được. Vì thế,
môi trường thực tế theo truyền thống được thay bằng một môi trường đồng
nhất với một số đặc tính thẩm thấu nhất định để cho môi trường đó tuân
theo qui luật Darsy, theo đó tốc độ thẩm thấu tỷ lệ với gradient áp
suất.




Đóng
góp lớn trong sự phát triển lý thuyết thấm truyền thống thuộc về Viện sĩ
Kochina. Bà đã xây dựng một hướng mới thuộc về thấm tĩnh có liên quan
đến việc nghiên cứu chuyển động của nước ngầm. Các công trình của bà có ý
nghĩa thực tiễn lớn, ví dụ như trong việc xây dựng các hệ thống tưới
nước, việc chống mặn hóa đất …




Cách
đây không lâu lắm, VS Khristianovich đã đóng góp các thay đổi đáng kể
vào cơ sở lý thuyết thấm. Lý do là định luật Darsy không cho được sự
giải thích thỏa mãn cho một loạt các biện pháp xảy ra trong các vỉa dầu.
Ví dụ: không thể dùng định luật này để giải thích tốc độ chậm của việc
lan truyền các biến động thấm. Để mô tả quá trình thấm trong các vỉa
dầu, nước, Khristianovich đã đề nghị dùng khái niệm khung của đất, đá
như một môi trường hạt với các khe nứt và lỗ hổng, nối với nhau bằng các
kênh thẩm thấu dạng khe nứt. Trước đó người ta dùng mô hình với lỗ và
kênh thấm đơn giản dạng ống. Sự thay đổi khái niệm về kết cấu của không
gian phân cách đã dẫn đến sự thay đổi các hệ phương trình cơ bản của quá
trình thấm. Khristianovich đã đưa vào hằng số thể hiện kết cấu của
không gian phân cách. Trên cơ sở các phương trình này đã có thể giải
thích nhiều kết quả thực nghiệm kể cả ở trong phòng thí nghiệm cũng như
ngoài hiện trường.




Khái
niệm về bộ khung xương đất như một môi trường hạt có lỗ hổng và khe nứt
đóng vai trò quan trọng khi nghiên cứu các ảnh hưởng lên quá trình thấm
của trạng thái ứng suất, trạng thái biến dạng và quá trình phá hủy của
bộ khung xương của đất. Trước đây, lĩnh vực này hầu như chưa được nghiên
cứu. Khristianovich cùng các cộng sự đã nghiên cứu các vấn đề biến dạng
và phá hủy các nền đá dạng hạt có thấm dầu khi xảy ra sự giảm áp suất
vỉa trong quá trình khai thác mỏ. Các kết quả nhận được giúp cho việc
đánh giá mức độ cho dầu của mỏ chính xác hơn và đề ra các biện pháp hữu
hiệu để nâng cao mức độ cho dầu của mỏ.




Tuy
nhiên, chỉ các nghiên cứu lý thuyết không đủ để hiểu được đúng các quá
trình thấm trong các vỉa dầu và khí. Cần có các thí nghiệm trong phòng
trhí nghiệm trên các mẫu đá lấy từ các mỏ dầu, khí. Tại IPM đã chế tạo
một máy nén đặc chủng cho phép tạo trạng thái ứng suất tương đương trong
vỉa dầu, khí trong quá trình khoan, chuẩn bị và khai thác trên các mẫu
5x5x5cm và đồng thời nghiên cứu sự thay đổi các đặc tính thấm của mẫu
đá.




Các
nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã giúp cho việc xác định một loạt
các hiện tượng chưa được biết từ trước. Ví dụ như trong đá vôi đã phát
hiện ra hiệu ứng tăng đột ngột (hàng chục lần) theo một chiều của độ
thẩm thấu của đá khi gia tải ứng suất theo dạng và mức nhất định. Trên
cơ sở hiệu ứng này, người đã đề ra và đăng ký patent cho một phương pháp
nâng cao năng suất lỗ khoan dầu bằng biện pháp làm xốp đất đá.




Một
bức tranh khác xảy ra trong các vùng đất đá cát pha sét, phổ biến ở các
mỏ Tây Xibia. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, các ứng suất gây ra khi
khoan và chuẩn bị mỏ gây ra các biến dạng lớn trong các nền đất đá đó.
Kết quả là các kênh thẩm thấu trong đất bị lấp kín, dẫn đến sự giảm độ
thấm của đất đá, lỗ khoan như bị một cái “nút” ít thấm làm cản trở lớn
đến dòng chảy dầu.




Các ý
tưởng mới đã được kiểm tra các công việc khai thác – thử nghiệm tại lỗ
khoan ở Tây Xibia. Công việc này được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của lãnh
đạo Công ty Lukoil. Trước khi thử ở mỏ, người đã kiểm tra một loạt các
mẫu đất đá lấy từ các lỗ khoan lân cận. Theo kết quả các thử nghiệm này,
người ta đã đề nghị các khuyến cáo về phương pháp nổ vỉa và gây ra các
dòng dầu chảy đến. Việc thực hiện các biện pháp này đã cho hiệu quả lớn ở
lỗ khoan mà trước đó được coi là ít triển vọng (sản lượng 6,8 T/ngày).
Sau khi thực hiện các biện pháp đã đề ra, sản lượng lỗ khoan là 24
T/ngày.




Một
giải pháp khác để tăng sản lượng khai thác dầu đã được Viện si Graniev
đề nghị. Tại Trung tâm cơ học và công nghệ sóng phi tuyến thuộc Viện hàn
lâm KH Nga đã xây dựng lý thuyết giao động phi tuyến của các hệ nhiều
pha và phát hiện nhiều hiện tượng mới gây ra bởi sóng. Ví dụ như đã xác
định được hiệu ứng gia tốc các chất lỏng và khí trong các môi trường xốp
và khe thấm khi chịu tác động sóng. Sóng có khả năng gia tốc nhiều lần
sự dịch chuyển của chất lỏng qua các lỗ rỗng và kênh thẩm thấu ngay cả
khi không tăng sự chênh áp suất ở các lỗ rỗng và kênh hay ở các biên của
môi trường xốp. Hiện tượng này cùng các hiện tượng cơ bản khác đã được
áp dụng trong một trong các công nghệ nhiều hứa hẹn nhất - Công nghệ
sóng để tăng sản lượng lỗ khoan, thể tích các lỗ nén và hệ số khai thác
các vỉa.




Tại
Trung tâm sóng phi tuyến đã chế tạo nguồn sóng. Thiết bị này dựa trên
nguyên tắc tự kích, chuyển năng lượng của các máy bơm thành các sóng
mạnh. Các thử nghiệm đã thực hiện ở Nga và nước ngoài tại các vỉa đất
cũng như vỉa đá các loại, với mục đích khôi phục lại các lỗ khoan đã hết
hạn. Ví dụ tại một mỏ tây Xibia, từ lúc bắt đầu khai thác đến lúc xử lý
sóng, sản lượng liên tục giảm vì xãy ra nghẽn vỉa. Sau khi xử lý sóng,
sản lượng gần như đạt mức dầu khai thác (Hình 1).




Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới B15-2


<table class="MsoNormalTable" style="border-collapse: collapse; border: medium none" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0">

<tr>
<td style="padding-bottom: 0.75pt; background-color: transparent; padding-left: 0.75pt; padding-right: 0.75pt; padding-top: 0.75pt; border: white 1pt solid">

Hình 1. Sơ đồ công nghệ sóng xử lý lỗ khoan (a) và kết quả thử nghiệm
công nghiệp tại một mỏ ở Tây Xibia(b) 1. Lồng máng, 2. Lỗ khai thác, 3. Lỗ thành, 4. Vùng gần lỗ, 5. Bẩn tắc vùng gần lỗ, 6. Nguồn sóng, 7. Sóng phát, 8. Chuyển các bẩn tắc từ vỉa


</td>
</tr>

</table>







Từ
giữa các năm 80, tại các vùng khác nhau trên thế giới, đã xử lý hơn 200
lỗ khoan. Sản lượng các lỗ được xử lý tăng trung bình 50-60%, trong một
số trường hợp tăng 2-5 lần.








Hyroscope sóng trên vật rắn:



Một
trong các hướng chính trong lĩnh vực chế tạo Hyroscope định vị là
Hyroscope sóng trên vật rắn. Chi tiết chính là vật cộng hưởng có dạng
bán cầu mỏng làm từ thạch anh và có chân hình trụ từ đỉnh cầu. Bề mặt
bán cầu có phủ kim loại mỏng. Lớp phủ này cho phép kiểm soát dạng biến
dạng đàn hồi của vỏ qua hệ thống sensor điện dung và điều khiển dạng dao
động đàn hồi của vỏ bằng cách thay đổi điện thế tại các điện cực đặc
biệt.




Trong
chế độ làm việc, trong vỏ cầu được kích động dao động đàn hồi dưới dạng
sóng dừng với bốn đỉnh sóng và bốn bụng sóng theo mép của bán cầu. Nếu
bán cầu bất động trong không gian thì vị trí các đỉnh và bụng sóng cũng
bất động so với vỏ bán cầu xung quanh có gắn các điện cực đo và điều
khiển. Bất kỳ sự quay nào của bán cầu xung quanh trục đối xứng dẫn đến
sự quay của đỉnh và bụng sóng tương ứng với vỏ bán cầu.




Các
nghiên cứu lý thuyết chuyển động của vật cộng hưởng như một hệ cơ học
chỉ ra rằng trong không gian quán tính, sự quay của sóng dừng tuyệt đối
tỷ lệ thuận với sự quay của bản thân vật cộng hưởng với một hệ số tỷ lệ .
Như vậy, góc quay của hình sóng so với vỏ máy tuyệt đối tỷ lệ với góc
quay của thiết bị so với hệ tọa độ tĩnh. Sự tỷ lệ này là cơ sở để sử
dụng thiết bị để đo vận tốc góc tuyệt đối, tức là như Hyroscope.




Triển vọng của Hyroscope sóng trên vật rắn dựa trên các cơ sở sau:



§ Thạch anh là mẫu ổn định nên các thông số của Hyroscope cũng ổn định.



§ Các
chuyển động dưới dạng dao động vỏ trong giới hạn đàn hồi không gây mòn
và mỏi nơi vật liệu, vì vậy không hạn chế độ bền của thiết bị.




§ Phần
cảm ứng của Hyroscope mang tính tích phân: góc quay của hình sóng là
tích phân của góc tốc độ quay với thời gian quay, vì vậy khoảng đo các
vận tốc quay coi như không bị hạn chế, điều này rất tiện cho việc sử
dụng trong các hệ thống định vị không có trục cácdăng..




Một
điều quan trọng nữa là điều khiển Hyroscope qua hệ thống các điện cực
bằng điện thế với tiêu tốn năng lượng ít nhất và khả năng kết hợp vời
các thiết bị điện tử. Ví dụ như nhiều nguồn sai sót sinh ra bởi lệch tâm
đối xứng, tính đàn hồi … có thể được loại bỏ bằng cách đưa vào các tính
hiệu có dạng đặc biệt.




Thiết
bị nhỏ gọn, chịu đựng tốt các tác động cơ khí và nhiệt độ, bền và không
đắt khi sản xuất hàng loạt. Việc chế tạo thiết bị do các hãng đảm nhiệm
với sự hỗ trợ khoa học của Viện các vấn đề cơ học.








Vấn đề Cơ học các môi trường dẻo dính:



Tất cả
các công nghệ trộn các đối tượng dẻo dính đều sử dụng phần tử thực hành
dưới dạng tương tự như cánh tay hoặc cái xẻng. Hiệu quả của các công
nghệ này thấp và tiêu tốn năng lượng cao vì quá tình trộn chỉ kéo theo
một vùng nhỏ ở gần phần tử thực hành.




Công
nghệ mới được IPM đề ra. Vật liệu cần trộn được đổ vào bình chứa có
thành đàn hồi và chuyển động được. Việc điều khiển các chuyển động của
thành cho phép kéo vào quá trình trộn gần như toàn bộ thể tích vật liệu.
Việc trộn đều được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn và tiêu tốn
năng lượng ít hơn nhiều so với công nghệ truyền thống. Chất lượng trộn ở
mức cao mà công nghệ truyền thống không thể đạt được.




Để
chọn chế độ chuyển động của thành thùng cho đúng cần phải mô phỏng chính
xác hành vi của vật liệu trong thùng chứa có hình dáng thành thay đổi.
Để thực hiện việc này, người ta sử dụng phương pháp phân tích chuyển
động của các môi trường dẽo dính, còn được gọi là môi trường Bingam
(theo tên của nhà bác học cuối thế kỷ XIX đã đề ra phương pháp này). Các
phương pháp này có tính đến sự tạo thành các hạt cứng trong vùng chảy
với chuyển động như các vật cứng.




Các
nghiên cứu được dựa trên cơ sở mô hình Bingan cho phép giải quyết một
loạt các bài toán thực tế của công nghệ trộn và dẫn đến các thông số
công nghệ cao của mẫu thiết bị. Mặt khác các NC này cũng phát hiện ra
các điểm chưa chặt chẽ của mô hình. Trong nhiều trường hợp việc xác định
trạng thái ứng suất của các phần cứng không cho một kết quả và đòi hỏi
phải có các bổ sung.





thuyết chuyển động của môi trường dẽo dính tiếp tục phát triển. Song
ngay cả các thí nghiệm trên mẫu thiết bị cho phép tin tưởng rằng việc
ứng dụng rộng rãi công nghệ này sẽ cho hiệu quả kinh tế lớn. Công nghệ
này có thể ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, hóa học, dược phẩm, mỹ
phẩm và có thể cả trong xây dựng.








Laze công nghệ:



Bắt
đầu từ năm 1970, IPM với sự hợp tác của Viện Vật lý mang tên Lebedev và
sự giúp đỡ trực tiếp của các viện sĩ Basov và Prokhorov đang thực hiện
các công việc chế tạo các laze CO2 công
nghệ công suất cao. Trong các công việc này đã sử dụng nhiều nghiên cứu
cơ bản trong lĩnh vực cơ học vật rắn và khí, trước hết là trong việc
nghiên cứu các quá trình không cân bằng trong khí và Plazma trong điều
kiện phóng điện âm ỉ.




Vì môi trường tích cực của các laze CO2 được
tạo ra trong điều kiện phóng điện âm ỉ, không ổn định trong các thể
tích lớn, nên một trong các vấn đề tối quan trọng trong việc chế tạo các
laze này là việc tạo ra sự phóng điện âm ỉ ổn định. Để ổn định quá
trình, người ta đã đưa ra phương pháp tiền ion hóa môi trường tích cực
bằng các xung cao cáp không qua điện cực. Qua chúng có thể tạo ra sự
phóng điện âm ỉ không độc lập một cách ổn định và có hệ số đóng góp năng
lượng riêng cao. Tính đồng tính cao của Plazma, vật cộng hưởng với đầu
ra là các tấm kính theo một qui luật đặc biệt, đã cho phép nhận được
chùm tia gần mode với công suất hơn 3 kw. Chùm laze này dùng trong công
nghệ cắt.




Từ
1970 đến 1997, đã chế tạo được các laze từ 1 đến 10 kw. Một số trong
chúng đã được chuẩn bị để sản xuất công nghiệp tại các Thành phố Ijevsk
(Viện thiết bị nhiệt điện) và một số loạt không lớn các thiết bị này đã
được giao cho các xí nghiệp.




Năm
1995, đã chế tạo được bàn công nghệ với “hệ quang học bay” và vật gia
công đứng yên (chuyển động công tác 800x1100mm) với độ chính xác 0,1mm.
Kết hợp với laze công nghệ hoàn toàn tự động dành cho các quá trình công
nghệ khác nhau: cắt, hàn, đắp …(Hình 2)




Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới B15-3



Hình 2. Hệ thống công nghệ laze tự động



Trên cơ sở hệ thống này đã xây dựng được các công nghệ đặc biệt như:



§ Cắt chất lượng cao các kim loại có tính dẫn nhiệt cao như: đồng, thau, nhôm …



§ Hàn các kim loại có tính dẫn nhiệt khác nhau nhiều như: đồng, thép không gĩ.



§ Cắt theo đương bất kỳ tấm kim loại, cách điện, chất dẽo, gỗ, cáctông, da, kính, …



§ Khôi phục các chi tiết bị mòn.



Các hệ
thống laze này đã được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm trang trí
nội thất, cắt các đĩa kim cương, làm các phin lọc nước.




IPM đang kết thúc việc chế tạo hệ thống công nghệ dùng để chế tạo theo lớp khuôn mẫu có độ phức tạp khác nhau.







Thủy động lực học của các van tim:



Hơn 15
năm trước, IPM đã bắt đầu các nghiên cứu các đặc tính cơ học và thủy
động lực học các van tim nhân tạo, được sử dụng rộng rãi để thay các van
tim bị bệnh. Yêu cầu về các vấn đề này luôn tăng lên, ở Nga là khoảng
vài chục ngàn chiếc một năm. Các nghiên cứu này được thực hiện cùng với
Viện cấy các cơ quan nhân tạo.




Tất cả
các van nhân tạo được chế tạo hiện nay dạng đĩa hoặc 2 cửa, được làm từ
cácbon perloit. Chúng ảnh hưởng khác nhau đến dòng máu phía sau van
tim. Để nghiên cứu đặc tính thủy động lực học của chúng, người đã đề ra
phương pháp đặc biệt hiển thị dòng máu. Phương pháp này dùng để thu nhận
các đặc tính cục bộ và tích phân của dòng chảy sau van. Ở trong môi
trường mô hình máu, bằng laze người ta tạo ra các mốc máu. Chuyển động
của chúng có thể theo dõi được trong tỷ lệ thời gian thực.




Các
kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ ảnh hưởng của kết cấu van tới đặc tính
huyết động khi ghép chúng vào cơ thể sống. Đã phát hiện được các khuyết
điểm đáng kể của các van ngoại và đề ra mô hình hoàn toàn mới van hai
cửa với trục chung của 2 cửa đặt lệch so với vòng đỡ. Van này có đặc
tính thủy động tốt hơn các van ngoại.




Cơ học phá hủy và các ứng dụng:



Vào những năm 60, cơ học phá hủy vật liệu và kết cấu với mở đầu là các công trình của Griffits (1920) đã phát triển mạnh.



Như đã
biết, các tính toán bền cổ điển dựa trên quan điểm coi là kết cấu bị
phá hủy khi trong một mặt cắt nào đó ứng suất đạt bằng giới hạn bền của
vật liệu (hoặc là biến dạng giới hạn). Song quan điểm này ngược với các
phá hủy quan sát được . Tải trọng phá hủy nhỏ hơn nhiều so với tín toán
lý thuyết. Điều này liên quan đến các khuyết tật (công nghệ hoặc vận
hành) trong các phần tử của kết cấu. Nguy hiểm hơn cả là các vết nứt.




Sự cân
bằng giới hạn của các vết nứt và sự phát triển của chúng được miêu tả
bằng các tiêu chuẩn đặc biệt của cơ học phá hủy. Trong trường hợp đơn
giản nhất (phá hủy dòn) khi mà vật liệu biến dạng đàn hồi cho tới khi bị
phá hủy, có thể sử dụng các tiêu chuẩn năng lượng hay tải trọng. Theo
tiêu chuẩn năng lượng (Griffits) vết nứt bắt đầu phát triển nếu vận tốc
giải phóng năng lượng biến dạng của vật có vết nứt đạt được giá trị giới
hạn, tương ứng với độ bền nứt của vật liệu (năng lượng bề mặt cần để
gây ra một đơn vị diện tích bề mặt vết nứt). Theo tiêu chuẩn tải trọng
(Barenblatt-Irwin), cân bằng giới hạn của vết nứt xác định bằng giá trị
giới hạn của hệ số ứng suất tại điểm của vết nứt. Giá trị này cũng đặc
trưng cho tính bền nứt của vật liệu. Khi phá hủy dòn, các chuẩn năng
lượng và tải trọng tương đương nhau và cho phép đánh giá độ dài giới hạn
của vết nứt nếu biết trước trọng tải ngoài và tính bền nứt của vật
liệu.




Các
tiêu chuẩn của lý thuyết vết nứt theo phá hủy dòn được phát triển cho
các trường hợp phá hủy đàn dẻo và phá hủy với hiệu ứng biến dạng chậm.
Sử dụng các tiêu chuẩn của cơ học phá hủy, có thể đánh giá được kích
thước cho phép của vết nứt ở các vùng khác nhau của kết cấu với các tải
trọng sử dụng. Dựa trên cơ sở các tính toán đó là các tiêu chuẩn về
khuyết tật có thể qui định kích thước cho phép của vết nứt và các khuyết
tật dạng vết nứt cho các kết cấu cụ thể trong các điều kiện tải trọng
tĩnh, tuần hoàn và động. Các tiêu chuẩn tương tự được xác định cho hàng
loạt các đối tượng quan trọng hoặc được sử dụng hàng loạt như đường ống,
bình áp lực, thiết bị chế biến nguyên liệu thiên nhiên.




Như
một ví dụ ta có thể xét sự phát hiện của vết nứt – tách lớp ở trong các
đường ống tác dụng của hydro nguyên tử (hình 3). Hydro sinh ra trên mặt
tiếp xúc giữa kim loại và khí có chứa sunfuahydro và thấm vào thành kết
cấu, tạo nên các vết nứt. Các phương pháp đánh giá tải trọng Hydro thực
tế và động học của sự phát triển các vết nứt Hydro cho phép xây dựng
lịch kiểm tra và kéo dài tuổi thọ của đường ống và các thiết bị khí ở mỏ
khí Openburg. Công việc này được thực hiện cùng với các công ty
Orenburggazprom và Viện máy dầu.




Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới B15-3



Hình 3. Sơ đồ phá hủy đường ống dưới tác dụng của phần gaz có hydruasunfur.
Đường ống làm từ thép X-52, đường kính 720mm, dày 18mm; a) Sơ đồ thẩm
thấu hydro vào thành ống và tạo vết nứt; b) Sự phụ thuộc tải trọng
hydro theo thời gian
(tính theo cường độ dòng điện đo bằng sensor ngoài);chỉ ra sự phát triển khuyết tật trong ống theo thời gian.




Các
phương pháp của cơ học phá hủy dùng để thiết kế các vật liệu mới có độ
bền nứt cao, tối ưu hóa công nghệ gia công để giảm các khuyết tật. Ví dụ
bài toán độ bền và cơ học phá hủy của các mối kết dính đặt ra giữa độ
bền và độ bền nứt của các mối dính. Nhiều khi các nghiên cứu mối nối
dính đòi hỏi các phương pháp thử nghiệm đặc biệt.




Ví dụ
như: Chi tiết của Pin nhiệt điện cấu tạo cột bán dẫn (Bi2Te3) và lớp phủ
Nikel. Các nhà công nghệ quan tâm đến vấn đề đánh giá độ bền kết dính
của bán dẫn- lớp phủ. Cột bán dẫn có kích thước vài milimet. Phương pháp
gia tải cổ điển không sử dụng được cho các kích thước nhỏ như vậy. Bắt
buộc phải đề ra sơ đồ thử khác, có kể đến việc cột bán dẫn chứa một dãy
các đơn tinh thể. Khi nén ngang trục các đơn tinh thể, chúng dịch chuyển
đối với nhau và gây nên tách lớp mạ Nikel (hình 4) sơ đồ cho phép so
sánh các công nghệ khác nhau tạo lớp phủ và tối ưu hóa các công nghệ đó.




Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới B15-4



Hình 4. Sơ đồ biến dạng và phá hủy chi tiết bán dẫn chịu nén. a. Sơ đồ nén mẫu; b. Sự
phụ thuộc độ trượt dọc theo áp suất; c. Mặt biên trượt đơn tinh thể của
chi tiết nhiệt không có lớp phủ và có lớp phủ Niken, sự phát triển của
vết nứt tại mặt phân cách dính.




Các
nguyên tắc của cơ học phá hủy có ứng dụng trong công nghệ cắt, đập,
nghiền, đánh bóng … và cố gắng của các chuyên gia đang tập trung vào các
lĩnh vực này.








Các mô
hình và phương pháp của lý thuyết đó đã tạo ra các tiến bộ đáng kể
trong công nghệ gia công vật liệu. Ví dụ nhiều công nghệ gia công áp lực
đã có thể tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả bằng các trường ứng suất đặc
biệt. Ví dụ có thể điều khiển quá trình ép nguội sử dụng lực ma sát tích
cực giữa mặt khuôn và vật ép. Các lực này được tạo lên khi chuyển khuôn
theo chiều chảy của kim loại với vận tốc lớn hơn vận tốc chảy. Kết quả
là biến dạng được phân bố đều trong vật ép, đạt được mức biến dạng cao,
giảm khuyết tật và đồng thời tăng độ bền của khuôn.








Ma sát và mòn:



Theo
Hội đồng Quốc Tế về ma sát, sự sử dụng không đầy đủ các kiến thức trong
lĩnh vực này đã thất thoát 20% sản phẩm quốc nội của các nước phát
triển.




Việc
tạo ra các vật liệu mới, lớp phủ- công nghệ làm ben mặt ma sát phụ thuộc
lớn vào các thành tựu cơ học. Đó là cơ sở của các phương pháp tính toán
ma sát và mòn và cơ sở để tối ưu hóa các quá trình sản xuất.




Tại
IPM đã có nhiều chú ý đến các nghiên cứu cơ học tiếp xúc, ảnh hưởng của
các phương pháp làm rắn bề mặt đến tính chống mòn, các vấn đề tối ưu các
đặc tính cơ học và hình học của các cặp ma sát. Đã xây dựng phương pháp
tính toán các đặc tính tiếp xúc gián đoạn. Trên cơ sở đó chọn cấu hình
bề mặt tiếp xúc tối ưu. Phương pháp này dựa trên cơ sở giải bài toán
tiếp xúc nhiều điểm trong môi trường đàn hồi và đồng nhất. Đã nghiên cứu
ảnh hưởng của vi cấu hình bề mặt lên khe hở giữa các mặt, áp suất thực
tế và diện tích tiếp xúc, lên trạng thái ứng suất – biến dạng và tốc độ
tích lũy thương tổn của lớp vật liệu dưới mặt. Đã định lượng sự ảnh
hưởng của vi cấu hình bề mặt lên tốc độ mòn.




Các
nghiên cứu thực nghiệm so sánh với các dạng cấu hình bề mặt khác nhau đã
được thực hiện trên các máy thử ma sát đa năng theo các phương pháp đề
ra. Kết quả thử nghiệm được sử dụng để cải tiến công nghệ làm rắn bề mặt
ma sát, chọn dạng hình học tối ứu để giảm tổn thất do ma sát và tăng
tuổi thọ các cặp ma sát khô cũng như ma sát chuyển tiếp.




Đã xây
dựng được các phương pháp đa dụng để đánh giá độ mòn của các cặp ma
sát. Các phương pháp này đã được sử dụng để mô hình hóa quá trình mài
mòn của công cụ cắt hoặc ổ trục ma sát, sự thay đổi hình dạng của các bề
mặt khi đánh bóng … Các phương pháp này được dựa trên cơ sở giải một
dạng bài toán tiếp xúc mới cho các vật biến dang, có tính đến sự biến
dạng của vật trong quá trình ma sát gây ra do ăn mòn. Các vật biến dạng
có hình dạng, lớp phủ trơn và chống mòn khác nhau.




Cùng
với các chuyên gia bộ phận thử vật liệu và kết cấu Viện vận tải đường
sắt, cán bộ của IPM đã xây dựng mô hình động lực học ma sát giữa bánh xe
và đường ray. Mô hình này được sử dụng để đánh giá và dự báo ảnh hưởng
của các yếu tố (độ nghiêng ray, độ cong đường, độ gia cứng vật liệu bánh
xe và ray, chất bôi trơn, điều kiện tương tác) đến trạng thái ứng suất ở
vị trí tiếp xúc giữa bánh xe và đường ray, đến động lực học của quá
trình ăn mòn và hình dáng của bánh xe và đường ray bị ăn mòn.




Phương
pháp tạo vi cấu hình bề mặt tiếp xúc có nhiều triển vọng trong chế tạo
máy và thiết bị. Đã nghiên cứu các thay đổi hình dạng bề mặt mài mòn mà
trước đó đã được gia cứng bằng laze và chỉ ra rằng việc lựa chọn chế độ
gia cứng thích hợp cho phép nhận được bề mặt ma sát với vi cấu hình định
trước.




Đã
nghiên cứu ảnh hưởng của các lớp phủ đến trạng thái ứng suất – biến dạng
của các vật tiếp xúc và cục bộ hóa sự phá hủy. Đã tập trung chú ý về
ảnh hưởng của vi hình học bề mặt tiếp xúc tới số lượng và vị trí tập
trung ứng suất tại lớp mặt . Không phân tích kỹ đặc tính này thì không
thể xác định được độ dày và có tính tối ưu của lớp phủ cứng và mỏng (ví
dụ như gốm), dùng để tăng độ bền mòn. Đã nghiên cứu các ảnh hưởng khuyết
tật tại ranh giới lớp phủ lớp nền (ví dụ như vết nứt, lỗ hổng) đến
trạng thái ứng suất trong điều kiện tương tác tiếp xúc. Kết quả nghiên
cứu có thể được sử dụng để chọn cơ tính cho lớp phủ để đảm bảo độ bền
tối đa trong một cặp ma sát cụ thể với các điều kiện ngoài cụ thể (tải
trọng, tốc độ trượt …)








Cơ học chất lỏng trong công nghệ:



Một ví
dụ đặc trưng khi các kết quả nghiên cứu cơ bản trong Cơ học dẫn đến sự
xuất hiện các công nghệ mới là các thành tựu trong cơ học chất lỏng,
trao đổi nhiệt chất. Những năm gần đây đã xây dựng được các phương pháp
mô hình và thực tế đã nghiên cứu các quá trình phi tuyến ở trong khoảng
thông số đặc trưng cho các công nghệ chế tạo vật liệu. Đã tạo nên các hệ
thống tính toán để nghiên cứu nhiều tham số, là cơ sở để điều khiển các
quá trình thủy lực phi tuyến. Các mô hình thủy lực ba chiều phi tuyến
và các phương pháp lý thuyết ổn định thủy lực đã được sử dụng tích cực
và cho phép không chỉ hiểu kỹ hơn cơ cấu không gian của các dòng chảy
tối ưu mà còn nhận được các chỉ tiêu tương ứng của sự phát triển không
ổn định của các dòng đối lưu ba chiều. Đã xuất hiện các mô hình kết nối
của các quá trình trao đổi nhiệt chất có kể đến sự truyền nhiệt trong
toàn thiết bị. Sau đây mô tả việc sử dụng các thành tựu đó trong công
nghệ cấy đơn tinh thể một vật liệu chiến lược trong kỹ thuật điện tử-
Arsenua Gali bán cách điện.




Tại
Viện vật liệu kỹ thuật điện tử (Caluga) có thiết bị công nghiệp để cấy
tinh thể Arsenua Gali theo phương pháp kéo từ thể lỏng (phương pháp
Chockralski). Thiết bị này có phần nhiệt, chảo đựng đối tượng lỏng, cơ
cấu kéo đơn tinh thể, quay tinh thể và bát nung (hình 5). Trong điều
kiện thực tế, việc cấy các đơn tinh thể đường kính lớn (khoảng 80mm,
hoặc hơn) xảy ra trong trạng thái quá ngưỡng nếu xét từ phía ổn định của
dòng đối lưu, tức là giá trị của số grasgof Gr được dùng để xác định sự
xuất hiện không ổn định của dòng đối lưu, lớn hơn đáng kể giá trị
ngưởng. Nhắc lại là: Gr = gbL (Tc-Ts)/ na; trong g - gia tốc trọng
trừơng, b -hệ số nỡ nhiệt, L-bán kính bát nung, (Tc – Ts) – chênh lệch
nhiệt độ đặc trưng giữa nguồn nhiệt . Trong thiết bị công nghiệp, số Gr
bằng 1,5.106, trong khi đó, thực tế số Gr có thể đạt 108 – 109. Trong điều kiện đó, trong chất lỏng xãy ra các dao động nhiệt lớn, dẫn đến sự không đồng nhất dạng dải trong đơn tinh thể.




Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới B15-5



Hình 5. Thiết bị để cấy đơn tinh thể ar sensor gali theo phương pháp
chokhralski 1. Buồng kín; 2. Nền buồng và nguồn động lực;
3. Đế; 4. Nguồn động lực để quay tinh thể và bát nung;
5. Trục rung và quay tinh thể; 6. Trục quay bát rung; 7. Gioăng kín;
8. Bát nung; 9. Nguồn nung; 10. Mối kết tinh




Đã
biết một số biện pháp chống lại sự không ổn định đối lưu và giảm các dao
động nhiệt, ví dụ như tối ưu hóa các thông số động lực (sự quay của
tinh thể và chảo), dùng từ trường, thay đổi các đặc tính của phần gia
nhiệt, giảm lực nổi (vi trọng trường). Tại Viện các vấn đề cơ học đã
thực hiện một khối lượng lớn các nghiên cứu cho phép phát hiện các khả
năng mới để chống lại dao động nhiệt liên quan đến các thay đổi theo chu
kỳ nhiệt độ của nguồn nhiệt. Trên hình 6 là kết quả một trong số các
tính toán dựa trên cơ sở mô hình thủy động đối xứng trục của các kết cấu
đẳng nhiệt của trường nhiệt độ và dòng chảy (các đẳng tuyến của hàn
dòng) trong Arsenua Gali nóng chảy cho các đặc tính đặc trưng cho thiết
bị nói trên. Các thay đổi nhiệt độ theo chu kỳ của nguồn nhiệt (hình 6,
đường 1) dẫn đến là nhiệt độ trong chất lỏng có hướng giảm dao động
(hình 6 đường 2). Các thực nghiệm công nghệ đã khẳng định khả năng nâng
chất lượng đồng nhất của tinh thể bằng cách sử dụng các tác động điều
khiển tương tự. Độ đồng nhất tăng lên vì giảm cường độ đối lưu nhiệt
trong chất lỏng bằng cách thay đổi lực nối với biên độ và tần số cho
phép trong điều kiện phát triển của các đơn tinh thể.




Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới B15-6



Hình 6. Phương trình đối lưu trong bát nung bằng qua thay đội nhiệt độ nguồn nung (T) theo thời gian (t) theo định luật T=T0+A2sint/p, trong đó: A=40, p=10 s; a) Trường đẳng nhiệt, b) Các đường đẳng dòng, c) Thay đổi nhiệt độ tương đối theo thời gian tại thành bát nung (1) và trong chất cháy lỏng (2)



Trong
điều kiện vi trọng trường, số Grasgof nhỏ hơn nhiều so với giá trị
ngưỡng, vì thế trong trạng thái không trọng lượng, về nguyên tắc có thể
hoàn toàn loại bỏ các dao động nhiệt gây ra bởi mất ổn định đối lưu.
Song phương pháp này rất đắt tiền, hơn nữa trong vũ trụ có thể có các
khuyết tật không đồng bộ lớn. Việc nghiên cứu mối quan hệ các dao động
nhiệt và các thông số công nghệ như hàm của số Grasgof (độ nhạy trọng
trường) rất quan trọng vì cho phép so sánh với nhau hiệu quả của các tác
động điều khiển khác nhau.








Vi robo và vi máy:



Thời
gian gần đây, các nước công nghiệp phát triển mạnh các công nghệ cơ khí
vi mô, dựa trên cơ sở các phương pháp và thiết bị vi điện tử, công nghệ
chế tao vi sợi và tấm thủy tinh. Công nghệ này quyết định việc chế tạo
các vật phẩm cao cấp dưới micrometr và dưới milimetr. Các chuyên gia
phương tây cho rằng, trong 30 năm tới, ảnh hưởng của vi cơ khí đến tiến
bộ kỹ thuật thế giới sẽ tương đương với ảnh hưởng của vi điện tử trong
toàn bộ thời gian tồn tại của nó.




Hiện
nay, các hãng và Đại học của Mỹ, Đức, Nhật đã tập trung các cố gắng và
các lĩnh vực của vi cơ khí như vi Robo, vi máy. Để thực hiện các mục
đích khác nhau với các thành phần vi cơ khí khác nhau kết hợp với các
thiết bị vi điện tử thành các cụm thống nhất, từ đó thiết kế các hệ
thống vi cơ điện tử. Các hệ thống này sẽ có vai trò tiên phong trong sự
phát triển công nghiệp, các lĩnh vực phi công nghiệp và y tế trong thế
kỷ 21.




Việc
tạo ra các vi Robo liên quan đến khối lượng lớn các nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng, đến việc giải quyết các thủ thuật công nghệ chế
tạo. Tính phức tạp của việc chế tạo các vi Robo và vi tay máy là do
trong quá trình sản xuất chúng cần loại bỏ các giai đoạn lắp ráp, đòi
hỏi các vi thiết bị cũng phức tạp như chính các thiết bị cần chế tạo.
Việc chế tạo các vật liệu mới, trong đó có vật liệu composit có ý nghĩa
lớn trong công nghệ sản xuất các hệ vi cơ điện tử.




Ở Nga
cũng tiến hành các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực vi cơ khí với mục
đích tạo ra các vi máy và vi Robo mới. Tổ hợp “Robot” đã bắt đầu xây
dựng cơ sở cấu thành của hệ thống vi cơ khí, đã xây dựng không chỉ công
nghệ mới mà cả các mẫu vi động cơ với đường kính ngoài 1,0- 20mm. Công
nghệ Nga cho phép đưa vào sản xuất đại trà các vật phẩm vi kích thước có
chứa một hay một vài cụm chi tiết.




Tại
IPM đang nghiên cứu tương quan giữa lực và môment tác dụng trong các cơ
cấu vi mô và vĩ mô. Đã đề ra các phương pháp thực hiện các sơ đồ động
học của các vi hệ với chức năng khác nhau.




Trên thực tế, các hệ sau có nhiều ứng dụng:



§ Vi động cơ và vi động lực, trong đó có các vi động cơ Piezo, điện từ, điện tĩnh, siêu âm.



§ Vi
sensor: áp suất, dịch chuyển, gia tốc, nhiệt độ, vị trí, dòng chảy, và
con quay hồi chuyển vi mô để sử dụng trong các hệ thống định vị và điều
khiển .




§ Vi
thành phần điện: tụ điện, điện tử, đèn, camera đường kính 2-3mm dài
4-6mm và các thành phần của hệ thống vi điều khiển, vi camera laze .




§ Vi robo với cấu tạo modul với hệ thống điều khiển nội, chuyển động trong các cơ cấu nhỏ, leo tường, bay, lặn (vi tàu ngầm).



§ Các thành phần radio và quang điều khiển được .



§ Các dụng cụ micro và namo, tay nắm, tay máy, đồ gá vi mô.



§ Lò phản ứng, bơm vi mô.



Các công nghệ chế tạo vi cơ điện có ý nghĩa lớn trong công nghệ in, gia công tia lữa điện, công nghệ sợi thủy tinh.



Lĩnh
vực ứng dụng các vi Robo là rất rộng lớn. Ta có thể bắt đầu tứ lĩnh vực
bảo vệ môi trường. Với hệ thống các vi Robo phân bố trong không gian với
các sensor, có thể báo trước được các thay đổi môi trường toàn cầu.
Trong công nghệ sinh học sẽ ứng dụng rộng rãi các vi lò phản ứng sinh
học, sinh hóa, các vi thiết bị định lượng và điều khiển phản ứng. Trong
công nghệ Gen và vi sinh sẽ ứng dụng các vi và siêu vi công cụ để cắt
AND, nhiễm sắc thể và các vi sinh.




Trong
chế tạo máy các hệ thống công nghệ vi mô cần dùng để vi hàn, vi lắp ráp,
vi dịch chuyển, để bảo đảm chất lượng các bề mặt ma sát va tương tác
trong các máy móc. Chúng cũng cần dùng trong các hệ thống kiểm tra và
điều khiển trên một mức mới các đối tượng chế tạo máy như dây chuyền, hệ
thống gia công, robo.




Ngành
giao thông (đường bộ, đường sắt, hàng không, metro) cần các hệ thống
chính xác để định hướng, định vị, điều khiển với độ tin cậy, độ chính
xác và an toàn cao. Với mục đích đó, người ta chế tạo thiết bị đo vận
tốc, gia tốc, con quay hồi chuyển, hệ thống điều khiển với các kích
thước vi mô. Các thành tựu của vi cơ khí có thể được sử dụng tại các hệ
thống không gian vũ trụ (vi Robo và vi hệ thống cho các thí nghiệm, chẩn
đoán kỹ thuật cho các thiết bị vũ trụ, hệ thống điều khiển), các hệ
thống thông tin vũ trụ, và trên các vệ tinh nhân tạo.




Trong Y
học, vi Robo giúp việc đưa thuốc chữa bệnh vào các vị trí cần thiết của
cơ thể, thực hiện vi phẩu thuật tại các mạch, chẩn đoán y khoa bằng các
vi máy, vi soi và các viên oi vi mô. Xuất hiện các thiết bị y tế mới –
để tăng thính lực, khứu giác, chữa các bệnh tim mạch.




Các vi
sensor và vi hệ thống có thể ứng dụng trong ngành năng lượng kể cả năng
lượng nguyên tử, dầu khí, thiết bị dân dụng. Chúng đảm bảo an toàn,
tăng độ tin cậy và các đặc tính sử dụng của các thiết bi.




Các ví
dụ nêu trên cho thấy rõ ràng các ảnh hưởng vĩ đại của các nghiên cứu cơ
bản trong Cơ học đến sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ. Cần nhấn
mạnh rằng, kết quả của nhiều nghiên cứu có thể được ứng dụng trong công
nghiệp trong thời gian sắp tới mà không đòi hỏi các chi phí lớn.




Trần Quang Khôi, Klimov D.M.



Theo: nuocnga.net -http://khoaxaydung.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=373&Itemid=545



Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng - Mỏ Địa Chất :: Bản tin 360* :: Công Trình Ngầm-
Một số ứng dụng cơ học hiện đại trong công nghệ mới Footer10
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất