Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng - Mỏ Địa Chất
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng - Mỏ Địa Chất

Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng -Đại Học Mỏ Địa Chất
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
joneytran
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
chungdaika
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
LongBien
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
toan_pro
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
david
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
congmanh333
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
titmit
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
xuyensaker
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
dovanthuan.xdct
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
kstrieucong
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_lcap ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Voting_bar ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vote_rcap 
Latest topics
» Bài tập cơ kết cấu 2 (Đào văn tình)
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby kstrieucong Thu Mar 15, 2012 3:25 am

» Ai ĐÊ 5 CƠ KẾT CẤU THÌ QUA ĐÂY
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby kstrieucong Thu Mar 15, 2012 3:20 am

» đỀ 4 CỦA PHẠM VĂN GIÁP
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby haitkhd Tue Mar 13, 2012 11:33 pm

» Top 10 game online được dân cày mong mỏi nhất 2011
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Wed Jul 20, 2011 7:18 pm

» 10 tổ hợp phím tắt "bí truyền" trong Windows
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Wed Jul 20, 2011 7:13 pm

» Lời khuyên của con rể
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Wed Jul 20, 2011 3:34 pm

» Giáo trình học photoshop
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Mon Jul 18, 2011 4:54 pm

» Áo Đồng Phục - Áo Phông - Sơ Mi - Áo Lớp - Tập Thể
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby ao.dongphuc Wed Jul 06, 2011 1:03 pm

» Chuyên cung cấp các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby lienkettre Thu Jun 30, 2011 11:25 am

» Thông báo tin buồn
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Wed Jun 29, 2011 4:42 pm

» Giới thiệu Công ty Sông Đà
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby toan_pro Mon Jun 20, 2011 4:26 pm

» in ảnh lên pha lê, quà tặng pha lê,quà tặng thủy tinh-0902156326
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby whitecrystal Tue Jun 14, 2011 11:53 am

» Thực tập sinh viên
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Sat Jun 04, 2011 10:05 pm

» Ảnh tai nạn kinh hoàng tại đường hầm Mỹ
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Sat Jun 04, 2011 10:03 pm

» SAP200 V9.03 link download+tai liệu học Bk TP.HCM
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby LongBien Fri Jun 03, 2011 1:30 pm

» Lớp bóc tách khối lượng và lập dự toán công trình
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby LongBien Fri Jun 03, 2011 1:22 pm

» Bộ cài âcd 2007
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 11:53 pm

» Chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo chính quy Trường ĐH Mỏ - Địa chất
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 5:46 am

» Hướng dẫn tỷ lệ bình xét danh hiệu thi đua
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 5:37 am

» Hội chợ việc làm SV-2011
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 5:30 am


· Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựngXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Mar 25, 2011 6:32 am
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Bgavatar_01 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Bgavatar_02_news ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Bgavatar_03
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Bgavatar_04_newjoneytran ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Bgavatar_06_news ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Bgavatar_06
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Bgavatar_07 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Bgavatar_08_news ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Bgavatar_09
[Thành viên] - joneytran★Admin★
★Admin★
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Vide

Bài gửiTiêu đề: · Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng
https://svkhoaxaydung.forumvi.net

Tiêu đề: · Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng

Ngày 8 tháng 8 năm 1966, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo), Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 147-CP về việc thành lập Trường Đại học Mỏ-Địa chất - Trường Đại học đầu tiên của nước ta đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ các ngành điều tra cơ bản, khai thác tài nguyên khoáng sản.
Cách đây 45 năm, tháng 11 năm 1966 cùng với sự ra đời của tr­ường Đại học Mỏ-Địa chất, Bộ môn Xây dựng Mỏ đã đư­ợc thành lập từ một nhóm cán bộ của Bộ môn Khai thác mỏ thuộc Khoa Mỏ-Địa chất, Trư­ờng Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nhiệm vụ của Bộ môn trong những năm đầu tiên là đào tạo kỹ sư chuyên ngành “Xây dựng Mỏ”. Khóa sinh viên đầu tiên của ngành “Xây dựng Mỏ” (Khóa 10) được khai giảng tại khu sơ tán H4, bản Nằm, huyện Thất Khê, tỉnh Lạng Sơn vào tháng 12 năm 1965. Sau đó khóa 10 của ngành được chuyển về làng Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) bắt đầu vào năm học thứ hai (1966-1967).
Ngày mới thành lập Bộ môn Xây dựng Mỏ có 5 cán bộ giảng dạy: thày Cao San, thày Lê Khắc Thanh, thày Nguyễn Văn Đước, thày Đỗ Thụy Đằng, thày Hà Hiển. Trưởng Bộ môn khi đó là thày Cao San (đến năm 1971), Phó Trưởng Bộ môn là thày Phí Văn Lịch (1969-1975). Từ những ngày đầu thành lập, với lực lượng cán bộ ít ỏi, cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy vô cùng nghèo nàn nhưng thày và trò của Bộ môn luôn phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ của Trường giao phó. Các cán bộ của Bộ môn đã chuẩn bị những bước đi đầu tiên đào tạo ngành “Xây dựng Mỏ” để có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng mỏ của đất nước sau hòa bình lập lại và trong chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ.
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, để có đội ngũ cán bộ giảng dạy bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ chính của trường, bên cạnh năm thày giáo từ Khoa Mỏ-Địa chất của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển sang, Bộ môn Xây dựng Mỏ đã mạnh dạn tuyển một số kỹ sư mới tốt nghiệp từ các trường đại học trong nước và nước ngoài để bồi dưỡng thành cán bộ giảng dạy.
Ngay những năm 1966-1967 thày giáo và sinh viên Bộ môn Xây dựng Mỏ đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Tiêu biểu là Công trình H8 (sân bay ngầm) do thày và trò Bộ môn Xây dựng Mỏ cùng các cán bộ sinh viên Khoa Mỏ và các đơn vị công binh thực hiện thành công, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công Hạng 3. Tháng 10 năm 1971 Nhà trường quyết định chuyển dần một số đơn vị và thành lập Ban Kiến thiết chuẩn bị cơ sở cho việc chuyển trường về địa điểm mới ở Phổ Yên-Bắc Thái (Thái Nguyên).
Sau khi thày Cao San chuyển công tác sang cơ quan khác, vào năm 1971 Nhà trường đã bổ nhiệm thày Lê Khắc Thanh làm Trưởng Bộ môn thứ hai, các thày Phí Văn Lịch (1969-1975), thày Đặng Văn Quân (1975-1977), thày Nguyễn Văn Đước (1976-1981) làm Phó Trưởng Bộ môn.
Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, bên cạnh việc duy trì công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều thày giáo sinh viên của Bộ môn Xây dựng Mỏ hăng hái lên đường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường cả nước.
Đầu năm 1974, toàn bộ cơ sở của trường được chuyển từ Thuận thành-Hà Bắc lên Phổ Yên-Bắc Thái mở đầu một thời kỳ mới xây dựng và phát triển của trường. Tại đây thày trò Bộ môn Xây dựng Mỏ lại góp phần cùng Nhà trường phát huy tinh thần tự lực, tự cường bắt tay vào việc xây dựng lớp học, phòng thí nghiệm, hội trường, nhà ăn, ký túc xá sinh viên và khu tập thể cán bộ công chức.
Sau khi thày Lê Khắc Thanh được Nhà nước bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ-Địa chất, vào năm 1979 Nhà trường đã bổ nhiệm thày Phí Văn Lịch (1981-1984) làm Trưởng Bộ môn, thày Nguyễn Công Trịnh (1983-1985), và thày Nguyễn Văn Đước (1979-1984) làm Phó Trưởng Bộ môn.
Vào những năm cuối của giai đoạn 10 năm (1974-1984) ở Phổ Yên - Bắc Thái, Nhà Trường đã được Nhà nước cho phép xây dựng chính thức Trường Đại học Mỏ-Địa chất tại ven nội thành Thành phố Hà Nội tại xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Bộ môn Xây dựng Mỏ vừa tiếp tục duy trì mọi hoạt động ở địa điểm Phổ Yên - Bắc Thái vừa tích cực tham gia tổ chức xây dựng cơ sở mới để sớm đưa Trường về Thủ đô Hà Nội. Năm học 1982-1983 lớp sinh viên đầu tiên của ngành “Xây dựng Mỏ” (khoá 27) được học tập ở khu trường mới.
Năm 1985 Nhà trường đã bổ nhiệm thày Nguyễn Văn Đước (1985-1994) làm Trưởng Bộ môn, thày Nguyễn Quang Phích (1985-1994), thày Võ Trọng Hùng (1990-1994) làm Phó Trưởng Bộ môn. Đây là giai đoạn khó khăn với hoạt động đào tạo của Bộ môn Xây dựng Mỏ. Từ ngày thành lập đến cuối những năm 80 thế kỷ trước, Bộ môn Xây dựng Mỏ chỉ đào tạo một chuyên ngành “Xây dựng Mỏ” cho bậc đại học. Những năm này số lượng sinh viên vào học ngành “Xây dựng Mỏ” không nhiều. Có năm số sinh viên không đủ một lớp riêng biệt để đào tạo. Sự tồn tại của ngành “Xây dựng Mỏ” và của cả Bộ môn Xây dựng Mỏ bị đe dọa. Khi đó đã có những ý kiến đề nghị không đào tạo tiếp ngành Xây dựng Mỏ và sáp nhập Bộ môn Xây dựng Mỏ vào một bộ môn khác trong Khoa Mỏ. Tập thể Bộ môn đã kiên trì vận động và đưa ra quyết sách táo bạo: mở rộng ngành “Xây dựng Mỏ” thành ngành “Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ”. Chính quyết sách táo bạo này đã mở ra một thời kỳ mới phát triển cho ngành xây dựng các loại công trình ngầm khác nhau. Bộ môn đã bước sang trang mới phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn. Kể từ thời điểm này Nhà trường đã cho phép Bộ môn đổi tên từ “Bộ môn Xây dựng Mỏ” thành “Bộ môn Xây dựng Công trình Ngầm và Mỏ”.
Năm 1995 Nhà trường đã bổ nhiệm thày Nguyễn Quang Phích (1995-2008) làm Trưởng Bộ môn và thày Võ Trọng Hùng (1995-2003), thày Nguyễn Xuân Mãn(1995-1998), thày Nguyễn Phúc Nhân (1998-2003), thày Nguyễn Văn Quyển (2003-2008), thày Ngô Doãn Hào (2003-2008) làm Phó Trưởng Bộ môn. Trong 14 năm này, Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ đã kiên trì phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo ngành “Xây dựng Công trình Ngầm và Mỏ”. Ngành “Xây dựng Công trình Ngầm và Mỏ” đã trở thành một ngành có uy tín trong xã hội. Các kỹ sư của ngành đã chứng tỏ năng lực đào tạo của Bộ môn được xã hội sử dụng với hiệu quả tốt.
Đầu năm 2008 Nhà trường đã bổ nhiệm thày Võ Trọng Hùng làm Trưởng Bộ môn và thày Nguyễn Văn Quyển, thày Đỗ Ngọc Anh làm Phó Trưởng Bộ môn “Xây dựng Công trình Ngầm và Mỏ”.
Giữa năm 2008 Bộ môn đã đề nghị Nhà trường cho phép mở thêm ngành đào tạo mới bậc đại học: ngành “Xây dưng Công trình ngầm”. Như vậy từ năm học 2008-2009 đến nay, Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ đã đào tạo hai ngành ở bậc đại học: ngành “Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ” và ngành “Xây dựng Công trình ngầm”. Cũng vào giữa năm 2008, Bộ môn đề nghị Nhà trường cho phép đào tạo ngành “Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ” ở bậc Cao đẳng. Lớp Cao đẳng K52 là Lớp cao đẳng đầu tiên được đào tạo theo chuyên ngành “Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ”.
Qua 45 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Từ chỗ chỉ đào tạo một chuyên ngành kỹ sư “Xây dựng Mỏ”, đến nay Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ đã chính thức đào tạo kỹ sư thuộc ba chuyên ngành đại học khác nhau. Ngoài hệ đào tạo chính quy tại trường, Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ đã đào tạo nhiều lớp sinh viên chính ngành hệ tại chức. Ngoài nhiệm vụ đào tạo bậc đại học, Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ còn đào tạo Sau đại học. Từ năm 1990 bộ môn bắt đầu đào tạo tiến sỹ chuyên ngành “Xây dựng Mỏ”. Sau đó, bộ môn bắt đầu đào tạo Cao học chuyên ngành “Xây dựng Công trình ngầm, Mỏ và Công trình đặc biệt”. Từ đó đến nay Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ đã đào tạo được nhiều nghiên cứu sinh. Trong đó có 7 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ. Từ năm 1997, Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ đã được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sỹ, đến nay Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ đã đào tạo hơn 80 học viên cao học, trong đó phần lớn các học viên đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sỹ.
Từ ngày thành lập bộ môn đến nay, hàng năm bộ môn luôn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt khối lượng giảng dạy. Bộ môn đã biên soạn lại 15 giáo trình, biên soạn mới 4 giáo trình chuyên ngành xây dựng công trình ngầm, Xây dựng Mỏ. Biên soạn hơn 20 Giáo trình đào tạo Sau đại học. Bộ môn đã biên soạn mới 3 giáo trình cấp Nhà xuất bản; 2 sách tham khảo cấp Nhà xuất bản phục vụ cho các chuyên ngành thuộc Bộ môn và các chuyên ngành liên quan khác. Hiện nay, Bộ môn đang chuẩn bị xuất bản 2 giáo trình, sách tham khảo cấp nhà xuất bản.
Cán bộ của bộ môn đã tích cực tham gia hoặc chủ trì các đề tài NCKH các cấp. Kể từ ngày thành lập các cán bộ của Bộ môn đã chủ trì thực hiện hơn 60 đề tài nghiên cứu khoa học. Trong đó có nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Hàng trăm bài báo được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước.
Theo thời gian, quá trình phát triển của bộ môn có nhiều thăng trầm, song ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chất lượng đào tạo luôn được chú ý và ngày càng được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn sản xuất và sự phát triển của đất nước. Các Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư được đào tạo từ Bộ môn đều được các cơ sở sản xuất tin cậy và tiếp nhận, nhiều người đã được giao những nhiệm vụ trọng trách lớn và thay thế dần chuyên gia nước ngoài. Các cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo từ bộ môn đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sư nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Với những cố gắng phấn đấu liên tục, trước những thành tích đạt được trong sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất, Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ đã nhiều năm liền được công nhận là “Tập thể Lao động Xã hội Chủ nghĩa”, "Tập thể Lao động Giỏi", "Tập thể Lao động xuất sắc". Năm 1973 cùng với một số đơn vị khác trong Khoa Mỏ, trong đó thày và trò Bộ môn “Xây dựng Công trình Ngầm và Mỏ” là lực lượng chủ yếu được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba vì đã tham gia xây dựng công trình quốc phòng H.8. Nhiều công trình và dự án bộ môn tham gia thiết kế và thi công đã được cơ quan hữu quan đánh giá cao và tặng thưởng bằng khen. Bộ môn đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo trao tặng 4 bằng khen. Năm 2004 Tập thể Bộ môn đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Cùng với các phần thưởng của tập thể, 100% các thành viên của bộ môn đã nhận được nhiều phần thưởng khác nhau của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến Nhà trường: 1 Huân chương Lao động Hạng 3; 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 10 Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 1 Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam và nhiều Huy chương và kỷ niệm chương các loại.
Năm 2009, vì những thành tích to lớn trong các công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba cho Bộ môn “Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ”. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước ghi nhận thành tích phấn đấu của tập thể Bộ môn “Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ” trong suốt 44 năm phấn đấu và trưởng thành.
Để nâng cao quy mô, ngành nghề đào tạo trong giai đoạn mới, ngày 18/1/2010, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ-Địa chất đã ký Quyết định số 40/QĐ-MĐC thành lập Khoa Xây dựng và cử GS.TS. Võ Trọng Hùng làm Trưởng Khoa, GVC.TS. Nguyễn Văn Quyển làm Phó Trưởng Khoa, GV.ThS. Đỗ Ngọc Anh làm Phó Trưởng Khoa.
Cùng với sự lớn mạnh của trường Đại học Mỏ-Địa chất, Bộ môn “Xây dựng Mỏ”, Bộ môn “Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ”, Khoa Xây dựng đã lớn lên và trưởng thành. Hiện nay, Khoa xây dựng có 27 cán bộ giảng dạy và nhân viên, trong đó có 2 Giáo sư Tiến sỹ, 1 PGS.TS, 2 Tiến sỹ, 14 Thạc sỹ, 4 Giảng viên chính, 4 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, 3 giảng viên đang chuẩn bị đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài .
Để đạt được những thành tích nói trên, thày và trò Khoa Xây dựng luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm các khoa, các bộ môn và các phòng ban trong toàn trường. Những thành tích nói trên không thể tách rời sự hợp tác, giúp đỡ rất hiệu quả của nhiều cơ quan, xí nghiệp trong cả nước thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, nhiều Bộ Ban ngành trung ương và địa phương; đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam và nhiều đơn vị thành viên; Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (Tổng Công ty Sông Đà) và các đơn vị thành viên; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Bộ tư lệnh Công binh; nhiều Tổng Công ty, Công ty, trường Đại học, trường Cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, nhiều viện nghiên cứu, viện thiết kế ở khắp mọi miền đất nước.
Với truyền thống vẻ vang của Bộ môn Xây dựng Công trình ngầm và Mỏ, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và bạn đồng nghiệp khắp nơi, chúng ta tin tưởng rằng: mặc dù nhiệm vụ trước mắt vô cùng nặng nề nhưng Khoa Xây dựng sẽ nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quyết tâm xây dựng Khoa Xây dựng thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới.



· Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng - Mỏ Địa Chất :: ♥ :: GIAO LƯU KẾT BẠN :: ♥ :: Thông điệp-
 ·         Vài nét về lịch sử Khoa Xây dựng Footer10
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất