Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng - Mỏ Địa Chất
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng - Mỏ Địa Chất

Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng -Đại Học Mỏ Địa Chất
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
joneytran
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
chungdaika
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
LongBien
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
toan_pro
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
david
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
congmanh333
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
titmit
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
xuyensaker
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
dovanthuan.xdct
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
kstrieucong
Phương pháp thử động cọc Vote_lcapPhương pháp thử động cọc Voting_barPhương pháp thử động cọc Vote_rcap 
Latest topics
» Bài tập cơ kết cấu 2 (Đào văn tình)
Phương pháp thử động cọc Emptyby kstrieucong Thu Mar 15, 2012 3:25 am

» Ai ĐÊ 5 CƠ KẾT CẤU THÌ QUA ĐÂY
Phương pháp thử động cọc Emptyby kstrieucong Thu Mar 15, 2012 3:20 am

» đỀ 4 CỦA PHẠM VĂN GIÁP
Phương pháp thử động cọc Emptyby haitkhd Tue Mar 13, 2012 11:33 pm

» Top 10 game online được dân cày mong mỏi nhất 2011
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Wed Jul 20, 2011 7:18 pm

» 10 tổ hợp phím tắt "bí truyền" trong Windows
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Wed Jul 20, 2011 7:13 pm

» Lời khuyên của con rể
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Wed Jul 20, 2011 3:34 pm

» Giáo trình học photoshop
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Mon Jul 18, 2011 4:54 pm

» Áo Đồng Phục - Áo Phông - Sơ Mi - Áo Lớp - Tập Thể
Phương pháp thử động cọc Emptyby ao.dongphuc Wed Jul 06, 2011 1:03 pm

» Chuyên cung cấp các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc
Phương pháp thử động cọc Emptyby lienkettre Thu Jun 30, 2011 11:25 am

» Thông báo tin buồn
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Wed Jun 29, 2011 4:42 pm

» Giới thiệu Công ty Sông Đà
Phương pháp thử động cọc Emptyby toan_pro Mon Jun 20, 2011 4:26 pm

» in ảnh lên pha lê, quà tặng pha lê,quà tặng thủy tinh-0902156326
Phương pháp thử động cọc Emptyby whitecrystal Tue Jun 14, 2011 11:53 am

» Thực tập sinh viên
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Sat Jun 04, 2011 10:05 pm

» Ảnh tai nạn kinh hoàng tại đường hầm Mỹ
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Sat Jun 04, 2011 10:03 pm

» SAP200 V9.03 link download+tai liệu học Bk TP.HCM
Phương pháp thử động cọc Emptyby LongBien Fri Jun 03, 2011 1:30 pm

» Lớp bóc tách khối lượng và lập dự toán công trình
Phương pháp thử động cọc Emptyby LongBien Fri Jun 03, 2011 1:22 pm

» Bộ cài âcd 2007
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 11:53 pm

» Chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo chính quy Trường ĐH Mỏ - Địa chất
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 5:46 am

» Hướng dẫn tỷ lệ bình xét danh hiệu thi đua
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 5:37 am

» Hội chợ việc làm SV-2011
Phương pháp thử động cọc Emptyby joneytran Thu Jun 02, 2011 5:30 am


Phương pháp thử động cọcXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Mar 25, 2011 6:37 am
Phương pháp thử động cọc Bgavatar_01Phương pháp thử động cọc Bgavatar_02_newsPhương pháp thử động cọc Bgavatar_03
Phương pháp thử động cọc Bgavatar_04_newjoneytranPhương pháp thử động cọc Bgavatar_06_newsPhương pháp thử động cọc Bgavatar_06
Phương pháp thử động cọc Bgavatar_07Phương pháp thử động cọc Bgavatar_08_newsPhương pháp thử động cọc Bgavatar_09
[Thành viên] - joneytran★Admin★
★Admin★
Phương pháp thử động cọc Vide

Bài gửiTiêu đề: Phương pháp thử động cọc
https://svkhoaxaydung.forumvi.net

Tiêu đề: Phương pháp thử động cọc

Phương pháp thử động truyền thống được áp dụng từ khá lâu và rất phổ biến, bằng cách dùng một loại búa có trọng lượng nhất định đóng một nhát lên cọc, cọc sẽ lún xuống, trị số độ lún gọi là độ chối của cọc. Độ chối của cọc đóng được định nghĩa là độ lún của cọc dưới một nhát búa đóng và 1 phút làm việc của búa rung (theo TCXDVN 286-2003 Đóng, ép cọc - Thi công, nghiệm thu)
Về mặt định tính, độ chối càng bé thì sức chịu tải giới hạn của cọc càng lớn và ngược lại. Sau đó đưa trị số độ chối đo được vào công thức đóng cọc để xác định sức chịu tải giới hạn. Có rất nhiều công thức đóng cọc, D.Chellis thống kê vào khoảng 38 công thức thông dụng, nguyên lý xây dựng công thức nói chung như nhau đều dựa trên điều kiện cân bằng công khi đóng cọc và lý thuyết va chạm tự do giữa hai vật thể đàn hồi là búa và cọc.

Trong số những công thức thông dụng thì nổi tiếng và chặt chẽ hơn cả là công thức của Gersevanov, đã được đưa vào trong các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc của Liên Xô (SNIP 2.02.03-85) và Việt Nam (TCXD205:1998).

Tuy vậy, phương pháp Gersevanov còn tồn tại một số vấn đề:

Mô hình ban đầu trong phương pháp của Gersevanov dừng ở hệ thống búa - cọc trên cơ sở lý thuyết va chạm của hai vật thể đàn hồi. Lý thuyết này áp dụng cho sự va chạm tự do của hai vật thể đàn hồi, nên việc áp dụng nó cho bài toán búa - cọc (cọc lại chôn sâu trong đất) khó đưa ra kết quả phù hợp.
Khi đưa vào tiêu chuẩn thiết kế, phương pháp Gersevanov được hoàn thiện hơn, về cơ bản mô hình búa-cọc-đất nền đã thiết lập, song yếu tố đất nền xung quanh thân cọc chưa xét đến một cách đầy đủ, nhất là trong thực tế đất nền có nhiều lớp.
Theo ý kiến của Trenfimenkov : "nhiều số liệu của Liên Xô và nước ngoài chứng tỏ dùng phương pháp thử động để xác định sức chịu tải giới hạn của cọc trong đất sét là không đáng tin cậy..."; hay "mức độ tin cậy rất thấp đối với kết quả thử động bằng búa diesel là một trong những nguyên nhân mà ở Mỹ ít dùng loại búa này để thử động..." và "trị số năng lượng của búa truyền cho đầu cọc thường dưới 50% năng lượng của búa ghi trong lý lịch", cuối cùng Trenfimenkov kết luận: "không nên xác định sức chịu tải giới hạn của cọc khi thực tế sử dụng búa diesel".
Phương pháp thử động truyền thống không tính được sức chịu tải giới hạn cho riêng mũi và thân cọc cũng như ứng suất trong cọc khi đóng cọc, là những thông số kỹ thuật mà các nhà tư vấn lại rất quan tâm.
Phương pháp thử động truyền thống thực hiện dễ dàng ngoài hiện trường, cho kết quả nhanh, song mức độ chính xác cũng như lượng thông tin cung cấp còn hạn chế, nên chỉ mang tính chất tham khảo, sơ bộ.
Phương pháp thử động áp dụng lý thuyết truyền sóng ứng suất trong cọc Edit
Mô hình đất nền Edit
Isaacs (1931) đầu tiên chỉ ra tác động của sóng trong quá trình đóng cọc và Fox (1938) đưa ra lời giải phương trình sóng trong cọc. Tại Việt Nam, Nguyễn Thúc An (1977 & 1980) bằng phương pháp giải tích đã giải bài toán sóng ứng suất trong cọc có xét đến ma sát của đất lên thân cọc với giả thiết là phân bố đều, lực chống ở mũi cọc rất lớn và cọc không dịch chuyển trong quá trình đóng cọc.
Việc giải phương trình sóng bằng phương pháp giải tích đã mô tả được quy luật cơ bản của sóng ứng suất trong cọc, song sự phát triển của các mô hình nền với mục tiêu mô tả gần đến sự làm việc thật của nó trong quá trình đóng cọc ngày càng phức tạp dẫn đến khó nhận được kết quả bằng con đường giải tích. Phương pháp số có hiệu quả khi giải phương trình sóng trong các điều kiện mô hình nền phức tạp và phát triển mạnh mẽ khi máy tính điện tử ra đời. Có nhiều mô hình nền cho cọc của các tác giả Smith (1955, 1960, 1962), Forehand & Reese (1964), Airhart (1967), Gibson & Coyle (1968, 1970), Dayal & Allen (1975), De Reuter & Beringen (1979), Likouhi & Poskitt (1980), Holeyman (1985), Nguyễn Trường Tiến (1987) và Trần Đình Ngọc (2002). Các mô hình này có điểm chung là phản lực nền tác động lên cọc trong quá trình đóng gồm hai thành phần: lực đàn hồi dẻo (plasto-elastic) và lực nhớt (viscous). Tùy theo kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của từng tác giả mà việc xác định hai lực này khác nhau, nhưng đều nhằm mô phỏng mối quan hệ giữa lực tác động với chuyển vị của cọc so với nền đất ở mũi và thân cọc.

Phản lực của đất nền tùy thuộc vào loại tải trọng tác động lên cọc là tải trọng tĩnh hay động. Cọc chịu tải trọng tĩnh, quan hệ giữa phản lực với chuyển vị của cọc tăng tuyến tính trong giới hạn Q (Quake). Khi chuyển vị đạt giá trị Q thì phản lực nền đạt sức kháng giới hạn RU, nếu chuyển vị vượt quá Q phản lực nền không đổi ở giá trị RU. Trường hợp cọc chịu tải trọng động (như khi đóng cọc), quan hệ giữa phản lực với chuyển vị lúc này là phi tuyến. Phản lực đất ngoài thành phần đàn hồi dẻo đặc trưng bởi hằng số đàn hồi của đất K, còn xét thêm lực nhớt được đặc trưng bởi hằng số nhớt J, lực nhớt thay đổi theo vận tốc dịch chuyển của cọc với đất nền.

Phương pháp thử động áp dụng lý thuyết truyền sóng ứng suất trong cọc có nhiều ưu điểm so với phương pháp thử động truyền thống. Phương pháp này đã được đưa vào tiêu chuẩn thí nghiệm của Mỹ ASTM D4945:1989 - Standard Test Method for High-Strain Dynamic Testing of Piles. Một số tiêu chuẩn của Việt Nam như TCXD205:1998 và TCXD206:1998 có đề cập đến phương pháp này với tên gọi phương pháp thử động biến dạng lớn PDA(Pile Driving Analyzer). Ở nước ta trong 10 năm gần đây, cùng với việc ban hành tiêu chuẩn áp dụng là xu hướng nhập các bộ thiết bị thí nghiệm có cài đặt chương trình phần mềm chuyên dụng, vừa thu thập số liệu hiện trường vừa phân tích xử lý cho ra kết quả thử cọc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn sản xuất.
Phương pháp thử động áp dụng lý thuyết truyền sóng ứng suất trong cọc nói chung và phương pháp thử động biến dạng lớn PDA nói riêng đều phức tạp, từ thu thập đến phân tích xử lý số liệu đòi hỏi người sử dụng ngoài sự am hiểu về thiết bị, phần mềm, còn phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ đất nền móng. Vì vậy, người làm công tác kiểm định đánh giá chất lượng móng cọc nhất thiết phải qua đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề do các cơ sở có uy tín trong và ngoài nước cấp.[1]



Phương pháp thử động cọc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Sinh Viên Khoa Xây Dựng - Mỏ Địa Chất :: Góc Thảo Luận :: ☆ Thiết kế & Thi Công ☆ :: Phương pháp thi công-
Phương pháp thử động cọc Footer10
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất